Skip to main content

Oracle là gì? Tìm hiểu về Cơ sở dữ liệu nổi tiếng nhất thế giới

Tìm hiểu Oracle là gì?

Oracle là một trong những nhà cung cấp lớn nhất trên thị trường công nghệ hiện nay. Cái tên Oracle chính là tên viết tắt từ sản phẩm chủ lực của hãng, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) có tên chính thức là Oracle Database. Phần mềm cơ sở dữ liệu thường giữ vị trí trung tâm trong mảng IT của công ty, hỗ trợ nhiều nhiệm vụ khác nhau gồm xử lý giao dịch, business intelligence (BI), và các ứng dụng phân tích.


Đôi nét về lịch sử hình thành

Năm 1979, Oracle Corp. là công ty đầu tiên đưa nền tảng RDBMS thị trường, và công ty hiện vẫn là nhà cung cấp cơ sở dữ liệu hàng đầu với tỷ suất lợi nhuận khổng lồ. Dẫn đầu và chiếm phần lớn là từ doanh số bán hàng của Oracle Database, chiếm 40,4% doanh thu cho phần mềm cơ sở dữ liệu trên toàn thế giới trong năm 2016, theo Gartner; tuy đã giảm 2% so với năm 2015, nhưng vẫn gấp đôi số cổ phần so với Microsoft ở vị trí thứ hai.

Oracle sau nhiều thập kỷ phát triển đã mở rộng đáng kể các danh mục sản phẩm. Hiện tại, hãng cũng cung cấp một số cơ sở dạng dữ liệu khác, một số lượng lớn các dòng ứng dụng kinh doanh, phần mềm phân tích dữ liệu, phần mềm trung gian, hệ thống máy tính, thiết bị lưu trữ dữ liệu, công cụ phát triển và các công nghệ khác…

Oracle là gì? Tìm hiểu về Cơ sở dữ liệu nổi tiếng nhất thế giới - Ảnh 1.

Ngoài ra, Oracle cũng đang dần dịch chuyển cơ cấu để hướng tới trở thành một nhà cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu, sau khi những bước khởi điểm khá muộn màng trong nắm bắt công nghệ đám mây.




Tuy nhiên, dù thế nào cơ sở dữ liệu Oracle vẫn là công nghệ phổ thông được tích hợp chủ yếu trong nhiều mô hình công ty; Oracle cũng là nền tảng quản lý dữ liệu chính cho các ứng dụng của Oracle, kho dữ liệu, các hệ thống BI, hệ thống phân tích mà Oracle cung cấp cho khách hàng.

Kiến trúc của cơ sở dữ liệu Oracle

Giống như các phần mềm RDBMS khác, Oracle Database được xây dựng dựa trên SQL, một ngôn ngữ lập trình chuẩn hóa để quản trị cơ sở dữ liệu, các nhà phân tích dữ liệu và các chuyên gia CNTT thường sử dụng công cụ này để quản lý cơ sở dữ liệu và truy vấn dữ liệu được lưu trữ trong đó. Phần mềm Oracle được gắn với PL/SQL, một phần mềm bổ trợ được Oracle phát triển nhằm bổ sung một số extension độc quyền cho SQL chuẩn – khá phổ biến trong các nhà cung cấp RDBMS. Cơ sở dữ liệu Oracle cũng hỗ trợ lập trình bằng Java và các chương trình được viết trên PL/SQL hoặc lập trình Java có thể được gọi từ ngôn ngữ khác.

>> Tìm hiểu thêm: việc làm Oracle

Oracle là gì? Tìm hiểu về Cơ sở dữ liệu nổi tiếng nhất thế giới - Ảnh 2.

Ngoài ra, giống như các công nghệ cơ sở dữ liệu quan hệ khác, Oracle Database sử dụng cấu trúc bảng theo hàng và cột để kết nối các phần tử dữ liệu có liên quan trong các bảng khác nhau; kết quả là người dùng không phải lưu trữ cùng một dữ liệu trong nhiều bảng để xử lý. Mô hình quan hệ cũng cung cấp một loạt các ràng buộc về tính toàn vẹn nhằm duy trì độ chính xác của dữ liệu; các thủ tục kiểm tra này là một phần trong việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về nguyên tử, tính thống nhất, độc lập và độ bền dữ liệu - viết ngắn gọn là ACID - được thiết kế để đảm bảo rằng độ tin cậy trong xử lý các giao dịch cơ sở dữ liệu.

Về mặt kiến trúc, một máy chủ cơ sở dữ liệu Oracle sẽ bao gồm một database để lưu trữ dữ liệu cùng với một hay nhiều phiên bản database để quản lý các tệp có trong cơ sở dữ liệu đó. Cơ sở dữ liệu có kết hợp các cấu trúc lưu trữ vật lý và logic. Cấu trúc lưu trữ vật lý bao gồm các tệp dữ liệu, các tệp điều khiển chứa metadata của cơ sở dữ liệu và các tệp nhật ký trực tuyến chuyển đổi tài liệu thành dữ liệu. Các cấu trúc lưu trữ logic bao gồm các khối dữ liệu; extents - nhóm các khối dữ liệu liền kề một cách hợp lý; phân đoạn - là tập hợp các phần mở rộng extent; và các không gian bảng - là các vùng chứa logic cho các phân đoạn.

>> Xem thêm: việc làm Oracle

Một phiên bản cơ sở dữ liệu Oracle được xây dựng dựa trêm một tập hợp các bộ nhớ cache, được gọi là hệ thống toàn cầu (SGA), có chứa các bộ nhớ chia sẻ; phiên bản cũng bao gồm các tiến trình đang chạy ngầm để quản lý các chức năng I/O và giám sát các hoạt động của cơ sở dữ liệu với mục tiêu tối ưu hóa hiệu suất và độ tin cậy. Các process trên máy khách riêng biệt chạy mã ứng dụng cho người dùng sẽ được kết nối với một phiên bản dữ liệu, trong khi các process máy chủ sẽ chịu trách nhiệm quản lý sự tương tác giữa các process máy khách và cơ sở dữ liệu. Mỗi process máy chủ sẽ được gán một vùng bộ nhớ riêng được gọi là khu vực chương trình chung, tách biệt với SGA.

Một số tính năng và tùy chọn tiêu biểu của cơ sở dữ liệu Oracle

Oracle cung cấp một danh sách dài các tính năng cơ bản, tùy chọn bổ sung, và một số gói quản lý theo chức năng. Ngoài Oracle Multitenant, còn có các chức năng bao gồm bộ nhớ trong và RAC của cơ sở dữ liệu Oracle, một số mục kèm theo phụ phí như là  Enterprise Edition với các module quản lý khối lượng công việc tự động, quản lý vòng đời cơ sở dữ liệu, điều chỉnh hiệu suất, xử lý phân tích trực tuyến (OLAP), phân vùng, nén dữ liệ, quản lý dữ liệu không gian và sữ liệu đồ thị.

Oracle là gì? Tìm hiểu về Cơ sở dữ liệu nổi tiếng nhất thế giới - Ảnh 3.

Tùy chọn Oracle Advanced Analytics hỗ trợ truy vấn SQL trong cơ sở dữ liệu và thuật toán mã nguồn mở R hỗ trợ phạm vi  phân tích rộng hơn. Các tính năng HA bao gồm các công cụ sửa lỗi liên tục và tự động, cùng với Data Guard và Active Data Guard, nhằm mục đích tạo ra một cơ sở dữ liệu sao lưu để đảm bảo khả năng khôi phục sau thảm họa và bảo vệ chống rò rỉ dữ liệu. 

Dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu Oracle có thể được mã hóa nhằm củng cố khả năng bảo mật dữ liệu. Cả phiên bản Standard và Enterprise đều hỗ trợ các mã hóa và xác thực mạnh. Nhiều tính năng bảo mật khác cũng được cung cấp dưới dạng các tính năng bổ sung trong Phiên bản Enterprise.

Oracle Data Masking và Subsetting Pack cho phép dữ liệu được mã hóa hoặc ẩn đi trong  phát triển và thử nghiệm, và Oracle Label Security giúp quản trị viên cơ sở dữ liệu (DBA) thiết lập quyền hạn trong việc ai có thể xem dữ liệu nào. Điều này cho phép kiểm soát chi tiết các truy cậpbằng cách phân hạng hoặc dán nhãn cho các hàng dữ liệu riêng lẻ, người dùng chỉ có thể xem được các hàng phù hợp với phân quyền của mình. 

Oracle Database Enterprise Edition cũng có các tính năng bảo mật tích hợp sẵn để giúp DBAs xác định ai có thể truy cập dữ liệu ngay từ đầu, chẳng hạn như Oracle Database Vault, ngăn người dùng truy cập dữ liệu mà họ không có đặc quyền để xem. Oracle Database Vault cũng thực hiện phân tích phân quyền quyền, người dùng chỉ được cấp mức phân quyền thấp nhất để thực hiện công việc. Oracle Audit Vault và Database Firewall hỗ trợ kiểm tra truy cập dữ liệu để theo dõi, giám sát việc sử dụng dữ liệu; giám sát hoạt động SQL và ngăn chặn lưu lượng truy cập SQL trái phép từ các truy cập cơ sở dữ liệu.

Theo techtarget.com

>> Có thể bạn quan tâm: việc làm Oracle

Comments

Popular posts from this blog

Tại sao Java và JavaScript lại có tên gọi tương tự nhau?

Sự tương đồng về tên gọi này là có chủ ý. Java, được tạo ra vào năm 1990 bởi James A. Gosling, một nhà khoa học máy tính tại Sun Microsystems, đã rất nổi tiếng vào thời điểm Netscape đặt tên cho ngôn ngữ lập trình của mình là JavaScript vào cuối năm 1995. Việc dựa vào danh tiếng của Java là một động thái kinh doanh thông minh. Như một người dùng Quora từng đưa ra giả thuyết, Netscape muốn mọi người nghĩ rằng Javascript có liên quan đến Java và họ đã thành công. Java được tạo ra vào năm 1990 bởi James A. Gosling Lời giải thích đó hơi khiên cưỡng và không hoàn toàn chính xác. Thực tế là JavaScript, được thiết kế bởi Brendan Eich của Netscape, ban đầu gọi là LiveScript, nhưng một thỏa thuận marketing (hay có thể gọi vui là một “mánh khóe”) giữa Netscape và Sun đã khiến Netscape đổi tên thành JavaScript, vì mục đích hợp tác thương hiệu. Vào thời điểm đó, Sun đã đồng ý cho Netscape đóng gói trình duyệt hàng đầu với Java runtime. Việc thay đổi tên là một phần của thỏa thuận.

Magento là gì và lập trình viên Magento làm gì?

Magento là gì? Magento là một mã nguồn mở để xây dựng các website thương mại điện tử dùng ngôn ngữ PHP dựa trên nền tảng Zend Framework.  Hiện có 2 phiên bảng Magento:  Magento Open Source  (tên trước đây là Community Edition  hay CE ) là phiên bản miễn phí và  Magento Commerce  (tên trước đây là Enterprise Edition   hay EE ) phải trả phí. Bạn sẽ được Magento hỗ trợ khi dùng Magento Commerce nhưng giá khá đắt. Magento được đánh giá là một trong những phần mềm thương mại  điện tử phức tạp nhất hiện nay. Sự phát triển của Magento Magento  được phát triển bởi công ty Varien Inc có trụ sở ở California, Mỹ với sự hỗ trợ của cộng đồng. Phiên bản Magento đầu tiên được đưa ra vào ngày 31/03 năm 2008. Sau đó eBay đã mua lại công ty này vào năm 2011 và tiếp tục phát triển phần mềm này. Năm 2018 Magento đã được Adobe mua lại với giá 1,68 tỉ USD. Ngày 17/11/2015, phiên bảng Magento 2.0 được công bố. Phiên bảng mới nhất của Magento là 2.3. Theo một khảo sát vào đầu năm 2016 của  Aheadworks , có đến

Ngành lập trình game làm những công việc gì?

Công việc lập trình game bao gồm nhiều công đoạn như thiết kế kịch bản trò chơi, lên ý tưởng, vẽ đồ họa. viết code, chạy thử và kiểm tra lỗi,….mỗi khâu đều đòi hỏi những ý tưởng đột phá, gửi gắm cả tình yêu và niềm đam mê. Tùy theo thế mạnh của bản thân mà bạn có thể lựa chọn theo đuổi những lĩnh vực phù hợp, cụ thể: Game designer : Đây là khâu cực kỳ quan trọng được xem là “linh hồn” của một sản phẩm game. Bộ phận này sẽ đảm nhận công việc lên kịch bản game, ý tưởng, các level, tính thử thách trong game. Có thể nói, game designer chính là “cầu nối” giữa progamer với artist. Game Artist : Bộ phận này chịu trách nhiệm trong việc thiết kế hình ảnh trong game như nhân vật, nhà cửa, vật thể….làm cho các nhân vật hiện lên có hồn và sống động nhất. Để đảm nhận vị trí này bạn cần có sự tinh tế, óc thẩm mỹ cao Gam Developer : Bộ phận này chịu trách nhiệm viết code cho sản phẩm game. Mục đích là để game có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Game Tester : Vị trí này đảm nhận cô