Skip to main content

Google Chrome sắp có thêm tính năng gộp nhiều tab thành một nhóm

Ngày hôm nay, Google cho biết sẽ sớm tích hợp thêm tính năng nhóm các tab trong trình duyệt Chrome. Đây là tính năng rất thú vị, mà nhiều người sử dụng Chrome mong đợi. Bởi thói quen của người dùng trình duyệt hiện nay là mở rất nhiều tab, có khi đến vài chục tab cùng lúc. Vì vậy, họ rất cần một tính năng có thể nhóm và quản lý dễ dàng các tab trình duyệt này.
Ngay bây giờ, người dùng có thể trải nghiệm tính năng mới này trong phiên bản Chrome Beta mới nhất. Đối với phiên bản Chrome chính thức, Google cho biết sẽ cập nhật tính năng nhóm tab vào tuần tới.

Với tính năng mới, người dùng Chrome có thể tùy chỉnh từng tab bằng cách bấm chuột phải vào tab đó, rồi đặt tên và màu sắc riêng. Các tab có cùng một màu sắc sẽ được gộp lại thành một nhóm chung. Bạn có thể chia thành các nhóm theo chủ đề công việc, giải trí, liên lạc. Bạn cũng có thể kéo một tab từ nhóm này sang nhóm khác để thay đổi cách sắp xếp.
Chrome không phải là trình duyệt đầu tiên có tính năng này, trước đó thì Vivaldi cũng đã có tính năng nhóm các tab. Tuy nhiên trình duyệt này không thực sự phổ biến, đặc biệt là tại Việt Nam. Với Chrome trước đây, người dùng buộc phải sử dụng extension của bên thứ 3 nếu muốn có tính năng nhóm tab. Tuy nhiên giờ đây, người dùng đã có thể sử dụng tính năng chính chủ do Google cung cấp.
Nguồn : Genk

Comments

Popular posts from this blog

Tại sao Java và JavaScript lại có tên gọi tương tự nhau?

Sự tương đồng về tên gọi này là có chủ ý. Java, được tạo ra vào năm 1990 bởi James A. Gosling, một nhà khoa học máy tính tại Sun Microsystems, đã rất nổi tiếng vào thời điểm Netscape đặt tên cho ngôn ngữ lập trình của mình là JavaScript vào cuối năm 1995. Việc dựa vào danh tiếng của Java là một động thái kinh doanh thông minh. Như một người dùng Quora từng đưa ra giả thuyết, Netscape muốn mọi người nghĩ rằng Javascript có liên quan đến Java và họ đã thành công. Java được tạo ra vào năm 1990 bởi James A. Gosling Lời giải thích đó hơi khiên cưỡng và không hoàn toàn chính xác. Thực tế là JavaScript, được thiết kế bởi Brendan Eich của Netscape, ban đầu gọi là LiveScript, nhưng một thỏa thuận marketing (hay có thể gọi vui là một “mánh khóe”) giữa Netscape và Sun đã khiến Netscape đổi tên thành JavaScript, vì mục đích hợp tác thương hiệu. Vào thời điểm đó, Sun đã đồng ý cho Netscape đóng gói trình duyệt hàng đầu với Java runtime. Việc thay đổi tên là một phần của thỏa thuận.

Magento là gì và lập trình viên Magento làm gì?

Magento là gì? Magento là một mã nguồn mở để xây dựng các website thương mại điện tử dùng ngôn ngữ PHP dựa trên nền tảng Zend Framework.  Hiện có 2 phiên bảng Magento:  Magento Open Source  (tên trước đây là Community Edition  hay CE ) là phiên bản miễn phí và  Magento Commerce  (tên trước đây là Enterprise Edition   hay EE ) phải trả phí. Bạn sẽ được Magento hỗ trợ khi dùng Magento Commerce nhưng giá khá đắt. Magento được đánh giá là một trong những phần mềm thương mại  điện tử phức tạp nhất hiện nay. Sự phát triển của Magento Magento  được phát triển bởi công ty Varien Inc có trụ sở ở California, Mỹ với sự hỗ trợ của cộng đồng. Phiên bản Magento đầu tiên được đưa ra vào ngày 31/03 năm 2008. Sau đó eBay đã mua lại công ty này vào năm 2011 và tiếp tục phát triển phần mềm này. Năm 2018 Magento đã được Adobe mua lại với giá 1,68 tỉ USD. Ngày 17/11/2015, phiên bảng Magento 2.0 được công bố. Phiên bảng mới nhất của Magento là 2.3. Theo một khảo sát vào đầu năm 2016 của  Aheadworks , có đến

Ngành lập trình game làm những công việc gì?

Công việc lập trình game bao gồm nhiều công đoạn như thiết kế kịch bản trò chơi, lên ý tưởng, vẽ đồ họa. viết code, chạy thử và kiểm tra lỗi,….mỗi khâu đều đòi hỏi những ý tưởng đột phá, gửi gắm cả tình yêu và niềm đam mê. Tùy theo thế mạnh của bản thân mà bạn có thể lựa chọn theo đuổi những lĩnh vực phù hợp, cụ thể: Game designer : Đây là khâu cực kỳ quan trọng được xem là “linh hồn” của một sản phẩm game. Bộ phận này sẽ đảm nhận công việc lên kịch bản game, ý tưởng, các level, tính thử thách trong game. Có thể nói, game designer chính là “cầu nối” giữa progamer với artist. Game Artist : Bộ phận này chịu trách nhiệm trong việc thiết kế hình ảnh trong game như nhân vật, nhà cửa, vật thể….làm cho các nhân vật hiện lên có hồn và sống động nhất. Để đảm nhận vị trí này bạn cần có sự tinh tế, óc thẩm mỹ cao Gam Developer : Bộ phận này chịu trách nhiệm viết code cho sản phẩm game. Mục đích là để game có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Game Tester : Vị trí này đảm nhận cô